Soikeochuan.vip Tìm kiếm nhanh

Tại sao Liverpool không thể giữ Virgil van Dijk, Mohamed Salah và Trent Alexander-Arnold?

Chi phí gia hạn hợp đồng với những mức lương mới của Virgil van Dijk, Mohamed Salah và Trent Alexander-Arnold có thể không phù hợp với chiến lược “moneyball” của FSG, chủ sở hữu của Liverpool. Và như thế, các anh đi…




Một thông điệp của hội CĐV đã được gửi đến BLĐ của Liverpool trước chiến thắng vào tháng 10 trước Brighton. “Dừng khai thác lòng trung thành”, thông điệp này dùng cho việc phản đối giá vé tăng. Giá vé tại Anfield đã tăng phi mã đến 873% kể từ năm 1992. 

Lấy Liverpool làm ví dụ, FSA sử dụng phép tính lạm phát của Ngân hàng Anh để chỉ ra rằng một chiếc vé có giá 4 bảng vào năm 1990 phải có giá là 9,59 bảng vào năm 2024. Giá vé rẻ nhất tại Anfield hiện nay là 39 bảng, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều đối thủ tại Premier League.

Mối liên hệ giữa việc tăng giá vé phá vỡ lạm phát và mức lương của các cầu thủ phá vỡ lạm phát khổng lồ không thu hút được ý định điều tra, và có thể hiểu được rằng, những cầu thủ xuất sắc nhất được coi là vô tội khi đòi hỏi phần thưởng tối đa cho đóng góp của họ.

Mức tăng giá vé 2% gần đây của Liverpool hầu như không ảnh hưởng đến quỹ lương. Liverpool đã kiếm được 80 triệu bảng từ doanh thu trong ngày thi đấu trong các báo cáo tài chính gần đây nhất, vì vậy mức tăng mới nhất sẽ giúp họ kiếm thêm 1,6 triệu bảng mỗi năm. 

Đó là tiền lương một tháng của Salah khi anh ấy đang nhận tiền thưởng ngoài mức lương cố định. Liệu sự phiền phức và rủi ro làm mất lòng CĐV có đáng không? Chắc chắn là không. Lợi nhuận từ hợp đồng tài trợ tiếp theo có thể trang trải chi phí, vì vậy, về mặt thương mại, điều này cho thấy sự thiếu sáng tạo

Nhưng khi đánh giá lý do tại sao bất kỳ CLB nào, ngay cả một CLB có vị thế như Liverpool, lại do dự trước khi tăng “chi phí hành chính” lên 562 triệu bảng một năm, thì thật sai lầm khi tách biệt một khía cạnh trong ngân sách của CLB khỏi khía cạnh khác.

Một nghiên cứu năm 2021 do nhóm nghiên cứu châu Âu có tên Frontier Economics thực hiện cho thấy, mức lương của Premier League đã tăng 2.811% kể từ khi giải đấu được thành lập. Con số này sẽ còn tăng hơn nữa vào năm 2024. 

Ngay khi doanh thu phát sóng của giải đấu tăng lên 6,7 tỷ bảng, mức lương 350.000 bảng/tuần cho những người có thu nhập cao nhất được coi là “mức giá hiện hành”, trong khi phí môi giới trên toàn Premier League đang tăng lên 400 triệu bảng/năm. 

Các giám đốc điều hành CLB mong muốn kiểm soát tiền lương và một số muốn có mức trần tiền lương. Trong khi tình trạng hiện tại vẫn tiếp diễn, thì sự đảm bảo duy nhất cho mọi người ủng hộ là “chi phí hành chính” cuối cùng sẽ giảm xuống, thông qua giá vé hoặc đăng ký Sky, TNT và Amazon.

Nếu Liverpool tăng mức lương trần của những cầu thủ lớn tuổi nhất lên hơn 20 triệu bảng/năm trong khi cần gia hạn hợp đồng với những cầu thủ ở độ tuổi 20 theo giá trị thị trường, thì tiền sẽ đến từ đâu? Hay có lẽ đúng hơn, tác động lan tỏa sẽ là gì? Tiền đâu để xây dựng lại đội hình nếu những người “ngoài băm đột nhiên sa sút và không thể chơi hơn 60 trận/mùa?

Phạm Thành Hưng

Phạm Khánh Hưng

Phạm Thanh Hưng là một trong những cây viết thể thao, đặc biệt là bóng đá hàng đầu Việt Nam, những bài viết, bài phân tích của anh luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng.